Có phải bạn đang phân vân không biết có nên góp vốn mở quán cafe không? Đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, vậy để đưa ra câu trả lời chính xác cho vấn đề trên thì hãy cùng Nội Thất Đức Thông Dĩ An tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết sau đây nhé!
Góp vốn kinh doanh là cơ hội đầu tư sinh lời vô cùng hấp dẫn, giúp bạn giảm bớt rủi ro tài chính nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó bạn cần cân nhắc và phân tích kỹ lưỡng trước các yếu tố tài chính, kinh nghiệm quản lý, thị trường tiềm năng, hợp đồng pháp lý liên quan,..trước khi quyết định đầu tư vào dự án này.
Để giải đáp chi tiết cho câu hỏi có nên góp vốn mở quán cafe là vấn đề không hề đơn giản? Hãy cùng Nội Thất Đức Thông Dĩ An tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
Những lợi ích khi góp vốn mở quán cà phê
Ông bà ta thường nói “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, bất kỳ việc gì có sự đoàn kết hợp tác của nhiều người đều mang lại hiệu quả tốt hơn cá nhân tự thực hiện. Khi chúng ta cùng nhau góp vốn kinh doanh cũng sẽ mang đến nhiều thành tựu hơn so với thực hiện một mình, cụ thể là:
- Tận dụng ưu điểm của mỗi người: mỗi người sẽ có những điểm mạnh riêng, khi hợp tác có thể bù trừ lẫn nhau như người góp vốn, người góp sức đảm nhận các vị trí khác nhau giúp quán điều hành tốt hơn;
- Giảm thiểu rủi ro kinh doanh: cùng nhau góp vốn sẽ giúp bạn hạn chế áp lực kinh tế, giảm thiểu một số rủi ro tiềm ẩn như khả năng quản lý, trình độ hiểu biết về cafe, thời gian thu hồi vốn, chi phí duy trì, chi phí đầu tư nội thất,...
Nhược được khi góp vốn kinh doanh quán cà phê
Bên cạnh đó, việc góp vốn mở quán cà phê cũng tồn đọng một số nhược điểm mà bạn cần phải hiểu rõ trước khi hùn vốn đầu tư kinh doanh như:
bàn ghế cafe
- Bất đồng quan điểm: do cần sự động nhất giữa các thành viên trong quá trình kinh doanh do đó dễ xảy ra sự bất hợp tác, bất đồng quan điểm với các phương án kinh doanh, chiến lược quảng cáo để phát triển;
- Rủi ro rút vốn: về nguyên tắc thì không thể rút vốn đột ngột trong quá trình kinh doanh nhưng nhiều người cả nể, bị gây áp lực nên phải xoay vốn trả lại từ đó ảnh hưởng đến tâm lý, tài chính của những cổ đông khác;
- Tranh chấp quyền điều hành: một số thành viên hiếu thắng mong muốn trở thành người lãnh đạo dẫn đến tính trạng tranh chấp điều hành, khiến tình cảm rạn nứt, ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên.
Kinh nghiệm góp vốn mở quán cà phê
Việc góp vốn kinh doanh sẽ hoạt động tối ưu khi bạn có kinh nghiệm nghiệm giải quyết vấn đề, tính toán cẩn trọng hơn. Tham khảo một số kinh nghiệm góp vốn hợp tác cùng nhau mở quán cà phê sau đây:
Chọn người có kinh nghiệm kinh doanh
Những người có kinh nghiệm kinh doanh và kiến thức chuyên môn cao sẽ giúp bạn đưa ra những hoạch định phát triển đúng đắn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện. Do đó nên ưu tiên hợp tác những người có đặc tính này.
Không hợp tác với người dễ thay đổi, mắc vấn đề tài chính
Kinh tế, lợi ích cá nhân nói chung hay tiền bạc nói riêng là vấn đề vô cùng nhạy cảm khi hợp tác kinh doanh. Vì vậy bạn không nên hợp tác với những đối tượng bảo thủ, không có chính kiến riêng, dễ thay đổi lập trường vì sẽ gây ra nhiều rắc rối trong quá trình thực hiện phương án kinh doanh.
Bên cạnh đó, những người không có nguồn vốn rõ ràng cũng dễ xảy ra tranh chấp hay gián đoạn quá trình kinh doanh do họ đột ngột rút vốn đầu tư.
Hạn chế góp vốn cùng lúc quá nhiều người
Việc góp vốn mở quán cà phê cùng lúc quá nhiều người là vấn đề không phù hợp. Đặc biệt là khi “chín người mười ý” khiến bạn không thể thống nhất ý kiến, phương án kinh doanh đồng thời dễ xảy ra tình trạng chia bè phái, chèn ép lẫn nhau.
ghế cafe gỗ
Phân chia nhiệm vụ rõ ràng
Những người góp vốn đầu tư cần hiểu rõ điểm mạnh yếu cũng như nhiệm vụ phụ trách của nhau từ đó phân bố công việc rõ ràng, cụ thể là:
- Giám đốc điều hành: người được trao quyền điều hành hoạt động quán, thống nhất ý kiến kinh doanh;
- Quản lý kinh doanh: là người quản lý trực tiếp, thường xuyên có mặt ở quán để giám sát hoạt động, hỗ trợ nhân viên;
- Người phụ trách tài chính, mua hàng: là người giữ vai trò quản lý tài chính, báo cáo kinh doanh từ hoạt động mua nguyên vật liệu, trang bị nhiều loại bàn ghế cà phê,.. tối ưu nguồn vốn đến tính toán khả năng sinh lời;
- Quản lý Marketing: là người chịu trách nhiệm quản lý hình ảnh thương hiệu, định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng;
- Phụ trách quầy bar: đồ ăn, thức uống chiếm đến 30% thành công của quán do đó bạn cần một người am hiểu về cafe, các loại đồ uống và thức ăn vặt để có thể điều chỉnh sản phẩm theo đúng thị hiếu khách hàng.
Không phải những người hợp tác kinh doanh sẽ trực tiếp thực hiện các công việc trên mà bạn có thể thuê thêm người để hỗ trợ, phát triển tối ưu hơn. Ngoài ra những nhiệm vụ trên có thể gộp chung hay phân bổ chi tiết hơn tùy theo nguồn lực vốn có của bạn.
Xác định mục tiêu phát triển
Mục tiêu chung khi tiến hành góp vốn mở quán cà phê chính là lợi nhuận. Tuy nhiên có một số người sẽ có những mục tiêu riêng như phát triển bản thân, bồi dưỡng kỹ năng,...do đó hãy thẳng thắng chia sẻ để tránh trường hợp không đạt được kỳ vọng, gây xích mích với nhau.
Có giao ước hợp đồng rõ ràng, minh bạch
Mỗi cá nhân đều đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu khi hợp tác làm ăn. Do đó rất dễ xuất hiện quan điểm mình góp sức nhiều nhất nên cần hưởng lợi nhiều hơn. Đây cũng chính là lý do gây ra tranh chấp thậm chí là tan rã không đáng có trong quá trình kinh doanh.
Do đó bạn cần thống nhất một số quyết định như:
- Giao ước rút vốn: cần lập các nguyên tắc khi rút vốn rõ ràng trên hợp đồng như thời gian rút vốn tối thiểu, giá trị nguồn vốn được rút (chỉ được nhận 80% khi rút án trước khi dự án đóng), thời gian thông báo rút vốn;
- Báo cáo hoạt động kinh doanh: thể hiện lãi lỗ trong một thời gian nhất định thông qua các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh,...;
- Báo cáo dòng tiền: đây là báo cáo hoạt động dòng tiền ra vào trong sổ quỹ bao gồm các loại doanh thu và chi phí đầu tư dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu,..;
- Phân chia tiền lời: nếu hoạt động kinh doanh chưa ổn định thì không nên vội chia tiền mà hãy lập quỹ dự trù kinh doanh;
- Góp thêm vốn: thông qua báo cáo tài chính và báo cáo dòng tiền sẽ cho bạn biết tình hình kinh doanh ra sao vì vậy khi quán lỗ thì cần phải góp vốn theo tỉ lệ thỏa thuận để duy trì hoạt động;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: cần lập tuân thủ các nguyên tắc các nguyên tắc khi hợp tác mở quán cà phê, lập cam kết có tính pháp lý thể hiện quyền và nghĩa vụ các bên liên quan (tỷ lệ góp vốn, tỉ lệ phân chia, công việc phụ trách, quyền và quy định rút vốn, quy định sở hữu thương hiệu, thời hạn hợp tác,..),..
ghế cafe sân vườn
>>>> Tham khảo thêm:
- Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe Sinh Viên Hiệu Quả
- Chi Phí Mở Quán Cafe Sân Vườn Bao Nhiêu?
- Tư Vấn Thiết Kế Mô Hình Quán Cafe Rửa Xe Chuyên Nghiệp
Nội Thất Đức Thông Dĩ An mong muốn giải đáp mọi thắc mắc khi tiến hành góp vốn kinh doanh hy vọng sẽ giúp bạn quyết định chính xác có nên góp vốn mở quán cafe không. Chúc bạn sẽ thành công với dự án của mình và đừng quên liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0909 855 844 để được tư vấn phương án thiết kế, bày trí nội thất cũng như lựa chọn bộ bàn ghế cafe chất lượng nhất nhé!